Tin tức Tân Thành
CHÚ TRỌNG HƠN TRƯỚC ÁP LỰC DỊCH HẠI
Hiện tại, hầu hết các tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long đều đã xuống giống vụ lúa Hè thu, vụ mùa đóng vai trò quan trọng thứ 2 trong năm. Nhưng với mật độ canh tác liên tục và không đồng loạt như hiện tại thì bà con nông dân cần hết sức thận trọng trước sự tấn công của mầm bệnh cũng như những yếu tố bất lợi mà cây lúa phải đối mặt.

 
Nói đến dịch hại trên lúa thì chúng ta có thể thấy một thực tế rất đáng lo ngại là sự xuất hiện sớm hơn với diễn biến ngày càng phức tạp hơn. Tính từ khi được ươm mầm đến khi thu hoạch thì cây lúa phải vượt qua rất nhiều rào cản mới có thể vươn lên và sinh trưởng, phát triển. Hãy cùng lắng nghe một vài chia sẻ của bà con để hiểu rõ hơn về nghề trồng lúa.
Có truyền thống làm nông với những kinh nghiệm thực tế được đúc kết từ rất lâu nhưng anh Phạm Xuân Minh tại Long An cho biết: “Mấy nay thấy nhiều vùng bị nhiễm bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá nên mình cũng rất lo lắng vì đây là loại dịch hại không có thuốc trị, nếu mà bị rồi thì năng suất chắc chắn sẽ sụt giảm”.


 
Rầy nâu tấn công mạnh khiến cây lúa suy kiệt

Một ý kiến khác được ghi nhận tại Tiền Giang của anh Trịnh Văn Xuân: “Làm lúa bây giờ không khó mà cũng chẳng dễ dàng gì đâu, mặc dù kỹ thuật tiên tiến hơn với các biện pháp phòng trị sâu bệnh này kia cũng nhiều nhưng áp lực về chi phí đầu tư như phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, rồi thêm sự thất thường của thời tiết nữa nên nông dân chúng tôi luôn phải lo lắng”.
 
Nước ta nổi tiếng với thế mạnh là nền nông nghiệp nói chung và canh tác lúa nói riêng. Một điều đáng mừng là trong vài năm trở lại đây khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ đã giúp bà con canh tác tốt hơn, nhưng song hành với điều đó thì tần suất canh tác cũng tăng lên ở mật độ liên tục và không đồng loạt. Điều này đã phần nào tạo nên sự thuận lợi để dịch hại phát sinh cũng như tấn công cây lúa sớm hơn và khó phòng trị hơn.



 
Chúng ta vẫn thường nghe lời khuyên về vấn đề gieo sạ đồng loạt, phòng trị dịch hại đúng cách và đúng thời điểm, nhưng đôi khi bà con vẫn chưa tìm hiểu rõ hết về cơ chế hoạt động cũng như sự phát sinh của chúng dẫn đến không đạt hiệu quả. Điển hình là vấn đề đang nóng trong thời gian gần đây mang tên vàng lùn, lùn xoắn lá, đây là dạng bệnh virus do rầy nâu lan truyền và không có thuốc đặc trị. Tính đến thời điểm hiện tại thì biện pháp hữu hiệu nhất đối với bệnh virus là tăng cường cho cây lúa một sức chống chịu tốt và sức đề kháng mạnh để vượt qua áp lực bệnh.
 



 
Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá

Tại Tân Thành, Plastimula 1SL là một sản phẩm sinh học luôn được Công ty chú trọng về mặt nghiên cứu cũng như phát triển. Plastimula 1SL sẽ tạo cho cây lúa một sức đề kháng mạnh, ra nhiều rễ mới để hấp thu tốt nguồn dinh dưỡng và vượt qua những điều kiện bất lợi, đặc biệt là với dịch hại vàng lùn, lùn xoắn lá, giúp nhà nông tiết kiệm chi phí đầu tư. Khi lúa nhiễm bệnh vàng lùn sớm, Plastimula 1SL sẽ giúp cây lúa ra nhiều chồi mới, đối với nhiễm bệnh trễ (còn gọi là vàng cao) thì sản phẩm sẽ giúp những chồi không nhiễm bệnh phát triển mạnh mẽ hơn, những chồi nhiễm nhẹ vượt qua áp lực và cho bông, giúp bà con giữ được phần năng suất đáng kể.
 
 
Mọi thông tin chi tiết, bà con vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1083 để được tư vấn và hỗ trợ.

Cần Thơ, ngày 16 tháng 05 năm 2018
 
 
Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22748185 | Online: 7