Tin tức Tân Thành
CỎ DẠI CÓ THẬT SỰ ĐÁNG SỢ?
Sự thành công luôn được bắt nguồn từ những bước đi vững chắc đầu tiên và canh tác lúa cũng vậy, cũng cần có sự thận trọng cũng như kỹ lưỡng từ khi gieo sạ. Điển hình trong số các dịch hại quan trọng từ đầu vụ mà bà con cần hết sức lưu ý chính là cỏ dại.



 

Cứ mỗi khi khởi đầu một vụ mùa mới, các ông bạn cùng làm nông lại rỉ rả với nhau nào là “tui ngán ba cái cỏ quá, ở đâu mà mọc quanh năm suốt tháng” rồi lại còn nói vui là “cỏ mà, sống dai như đỉa”. Vì sao nhà nông lại e ngại về đối tượng dịch hại này như thế?

Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cần hiểu rõ về tác hại mà cỏ dại gây ra. Cỏ dại khi tồn tại trên ruộng sẽ cạnh tranh với lúa về ánh sáng, dinh dưỡng và nước làm cho lúa không đủ điều kiện sinh sống từ đó sinh trưởng và phát triển kém, năng suất thấp dần, phẩm chất khi thu hoạch cũng giảm sút. Ngoài ra, cỏ dại còn là ký chủ rất tốt cho sâu bệnh, chúng góp phần rất lớn trong việc tạo điều kiện sinh thái phù hợp cho sự phát triển của dịch hại. Bởi vì khi ruộng có nhiều cỏ dại thì ẩm độ và nhiệt độ cũng thay đổi, sâu bệnh cũng nhờ đó mà phát triển mạnh hơn. Cỏ dại có sức sống rất mãnh liệt, sống lâu, phát triển rất nhanh nên khâu phòng trừ thường gây ra nhiều tốn kém cũng là một nguyên nhân khiến nhà nông luôn xem cỏ dại là đối tượng có tầm ảnh hưởng trong canh tác.

Tùy theo một số điều kiện như: chu kỳ sinh trưởng, địa hình, phương thức sinh sống, mức độ độc hại, hình thái hoặc theo đặc điểm loại thưc vật v.v… mà cỏ dại sẽ được chia thành nhiều loại. Có thể nhắc đến như: cỏ hằng niên, cỏ đa niên, cỏ tự dưỡng, cỏ ký sinh, cỏ một lá mầm, cỏ hai lá mầm và trong thực tế thì sự phân loại dễ thấy nhất là cỏ hoà bản, cỏ chác lác, và cỏ lá rộng.

Nếu như các loại cây trồng thường chỉ có một hình thức sinh sản (hoặc vô tính hoặc hữu  tính) thì cỏ dại lại có nhiều các sinh sản hơn và ra hoa kết hạt quanh năm, giúp chúng có thể thích ứng với các điều kiện tự nhiên để luôn có mặt trên đồng ruộng. Cỏ dại có khả năng nhân giống cao thể hiện qua số hạt sinh sản hữu tính và số mầm ngủ sinh sản vô tính. Khi chín hạt cỏ lại chín không đều và rất dễ rụng làm kéo dài thời gian phóng thích hạt dẫn đến cỏ mọc mầm không tập trung, mọc rải rác. Chúng có nhiều cách lan truyền, phát tán, ngoài ra còn có thời gian ngủ nghỉ (miên trạng) tức là giữ sức nẩy mầm trong thời gian tương đối dài chờ đến khi có điều kiện thích hợp sẽ sinh sôi phát triển. Bên cạnh đó quá trình thích nghi và chọn lọc tự nhiên lâu đời khiến cho khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi của cỏ dại tốt hơn cây trồng rất nhiều.

Đúng là cỏ dại rất nguy hiểm và khó phòng trừ nhưng nếu bà con có biện pháp quản lý đúng đắn thì cỏ dại sẽ không là nỗi lo quá lớn. Quản lý cỏ dại phải kết hợp cả phòng ngừa và tiêu diệt thì mới đạt hiệu quả cao.

Phòng bằng cách dùng hạt giống được cung cấp từ đơn vị uy tín để vừa đảm bảo về độ nảy mầm, chất lượng và đặc biệt là sạch bệnh, không lẫn hạt cỏ.Dụng cụ sử dụng trong canh tác cũng cần được làm sạch để không phát tán hạt cỏ và cần dọn sạch cỏ ở bờ ruộng, kênh, mương để cắt bớt nguồn hạt cỏ.

Tiếp đến là khâu diệt trừ cỏ trên ruộng. Trong số các biện pháp thường gặp từ trước đến nay thì biện pháp thủ công (nhổ cỏ bằng tay) vẫn thường được nhắc đến nhưng chỉ có thể áp dụng với quy mô nhỏ, mật độ cỏ không quá nhiều. Về biện pháp canh tác, bà con cần làm đất bằng phẳng để quản lý tốt nguồn nước trong ruộng, đây là một bước đi rất quan trọng, góp phần vùi sâu hạt cỏ, hạn chế sự nảy mầm, đồng thời khi ruộng bằng phẳng và đủ ẩm còn là một mắc xích quan trọng của biện pháp hóa học, vì khi đó thuốc sẽ trãi đều khắp mặt ruộng mang đến hiệu quả tối ưu hơn.

Tùy theo một số điều kiện như: chu kỳ sinh trưởng, địa hình, phương thức sinh sống, mức độ độc hại, hình thái hoặc theo đặc điểm loại thưc vật v.v… mà cỏ dại sẽ được chia thành nhiều loại. Có thể nhắc đến như: cỏ hằng niên, cỏ đa niên, cỏ tự dưỡng, cỏ ký sinh, cỏ một lá mầm, cỏ hai lá mầm và trong thực tế thì sự phân loại dễ thấy nhất là cỏ hoà bản, cỏ chác lác, và cỏ lá rộng.

Nếu như các loại cây trồng thường chỉ có một hình thức sinh sản (hoặc vô tính hoặc hữu tính) thì cỏ dại lại có nhiều các sinh sản hơn và ra hoa kết hạt quanh năm, giúp chúng có thể thích ứng với các điều kiện tự nhiên để luôn có mặt trên đồng ruộng. Cỏ dại có khả năng nhân giống cao thể hiện qua số hạt sinh sản hữu tính và số mầm ngủ sinh sản vô tính. Khi chín hạt cỏ lại chín không đều và rất dễ rụng làm kéo dài thời gian phóng thích hạt dẫn đến cỏ mọc mầm không tập trung, mọc rải rác. Chúng có nhiều cách lan truyền, phát tán, ngoài ra còn có thời gian ngủ nghỉ (miên trạng) tức là giữ sức nẩy mầm trong thời gian tương đối dài chờ đến khi có điều kiện thích hợp sẽ sinh sôi phát triển. Bên cạnh đó quá trình thích nghi và chọn lọc tự nhiên lâu đời khiến cho khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi của cỏ dại tốt hơn cây trồng rất nhiều.

Đúng là cỏ dại rất nguy hiểm và khó phòng trừ nhưng nếu bà con có biện pháp quản lý đúng đắn thì cỏ dại sẽ không là nỗi lo quá lớn. Quản lý cỏ dại phải kết hợp cả phòng ngừa và tiêu diệt thì mới đạt hiệu quả cao.

Phòng bằng cách dùng hạt giống được cung cấp từ đơn vị uy tín để vừa đảm bảo về độ nảy mầm, chất lượng và đặc biệt là sạch bệnh, không lẫn hạt cỏ.Dụng cụ sử dụng trong canh tác cũng cần được làm sạch để không phát tán hạt cỏ và cần dọn sạch cỏ ở bờ ruộng, kênh, mương để cắt bớt nguồn hạt cỏ.

Tiếp đến là khâu diệt trừ cỏ trên ruộng. Trong số các biện pháp thường gặp từ trước đến nay thì biện pháp thủ công (nhổ cỏ bằng tay) vẫn thường được nhắc đến nhưng chỉ có thể áp dụng với quy mô nhỏ, mật độ cỏ không quá nhiều. Về biện pháp canh tác, bà con cần làm đất bằng phẳng để quản lý tốt nguồn nước trong ruộng, đây là một bước đi rất quan trọng, góp phần vùi sâu hạt cỏ, hạn chế sự nảy mầm, đồng thời khi ruộng bằng phẳng và đủ ẩm còn là một mắc xích quan trọng của biện pháp hóa học, vì khi đó thuốc sẽ trãi đều khắp mặt ruộng mang đến hiệu quả tối ưu hơn.
 




 

Cuối cùng là biện pháp hóa học, tức làsử dụng thuốc phun trực tiếp trên ruộng để diệt cỏ, hiện nay thì biện pháp này được coi là hữu hiệu nhất. Ở giải pháp này bà con có thể chủ động lựa chọn các loại thuốc phù hợp để sử dụng. Do có tính chuyên biệt nên thuốc trừ cỏ ít ảnh hưởng tới cây trồng và có thể  sử dụng vào nhiều thời điểm khác nhau. Đồng thời còn tiết kiệm thời gian và công lao động vì có thể sử dụng nhanh chóng trên diện rộng.

Một lưu ý quan trọng là bà con phải xác định thời điểm cần tác động thuốc là khi nào, tiền nảy mầm hoặc hậu nảy mầm và cần tuân thủ 4 đúng khi phun thuốc. Tiền nảy mầm là thuốc có tác động diệt cỏ khi hạt cỏ chưa mọc thành cây mà chỉ mới có mầm (thường là 0 – 3 ngày sau sạ), phun càng sớm sẽ cho hiệu quả càng cao.

Hậu nảy mầm là thuốc có tác động diệt cỏ sau khi cỏ đã mọc và có lá, khi dùng thuốc cỏ hậu nảy bà con không được phun quá sớm hoặc quá trễ, nếu quá sớm dễ gây nên tác động tiêu cực đến cây lúa mà lúc đó cỏ trên ruộng cũng chưa mọc hết, về sau bà con lại tốn kém để phun bổ sung, nếu phun quá trễ thì sẽ không thể tiêu diệt triệt để nếu giữ nguyên liều lượng do lúc này sức đề kháng của cỏ đã mạnh, muốn đạt hiệu quả thì lại phải tăng liều, gây tốn kém. Hợp lý nhất là phun khi cỏ 2 – 3 lá, thời điểm này sẽ mang lại hiệu quả tối ưu và tiết kiệm chi phí nhất.
 


 

Bà con có thể sử dụng các sản phẩm diệt cỏ đến từ Công ty TNHH TM Tân Thành như: Windup 500EC, Butan 60EC và Push 330EC. 
 


 

 

Windup 500EC là thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm với hoạt chất diệt cỏ và chất an toàn cao, giúp tiêu diệt hầu hết các nhóm cỏ mà lại an toàn tuyệt đối cho mầm lúa. 
 


 

Butan 60EC là thuốc tiền mầm có tính chọn cao, với thành phần chính là Butachlor, đây là loại hoạt chất phổ biến đã mang lại hiệu quả cao và được sử dụng phổ biến trên lúa sạ lẫn lúa cấy. Butan 60EC có tác dụng diệt trừ hầu hết các loại cỏ và lúa cỏ trên ruộng, bên cạnh đó sản phẩm còn có giá thành rất hợp lý giúp bà con tiết kiệm chi phí đầu tư. 
 

 
 

 Push 330EC là thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm, đặc trị lồng vực và đuôi phụng với sự phối hợp của hai hoạt chất diệt cỏ đem tới hiệu quả cao, đồng thời cũng đảm bảo an toàn cho sự phát triển của lúa.
Cỏ dại sẽ không đáng sợ nếu bà con có giải pháp quản lý phù hợp.

Mọi thông tin chi tiết về kỹ thuật canh tác, kính mời quý bà con liên hệ tổng đài 18001083 để được tư vấn và hỗ trợ. 
 

Cần Thơ, ngày 06 tháng 8 năm 2020

 

 


 

 

Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22748958 | Online: 16