Tin tức Tân Thành
GIỮ XANH LÁ ĐÒNG, VÔ GẠO LIÊN TỤC
Bước vào giai đoạn tạo hạt thì bộ lá đòng luôn được xem là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với cây lúa. Nếu lá đòng hư hại do sâu bệnh thì khả năng vào gạo hiển nhiên sẽ không tốt. Nhưng theo tiến trình sinh lý của cây, mặc dù không bị dịch hại tấn công nhưng đến giai đoạn đó thì lá đòng cũng rất dễ bị xuống màu một cách tự nhiên gây ảnh hưởng lớn đến năng suất. 

Đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến vấn đề tạo tinh bột của bộ lá đòng và câu hỏi thường xuyên nhất đó là: “Lá đòng nguyên vẹn có chắc chắn vào gạo tốt?”. Để làm rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng xem qua ý kiến của nhà nông và cơ sở của nhà khoa học.

 
Anh Phạm Thanh Phương tại Long Mỹ, Hậu Giang nhận định: “Theo tôi thì lá đòng nguyên vẹn chưa chắc đã vào gạo tốt, lá đòng nguyên mà còn phải xanh bền thì hạt mới no được, nếu lá đòng bị hư trước khi lúa chín là hạt lúa sẽ lép và nếu lá vàng thì không có năng lượng để tạo gạo được”.
 
Đồng quan điểm với anh Phương, chú Cao Hoàng Ẩn tại Vị Thủy, Hậu Giang cho biết: “Nếu là đòng khỏe xanh bền bỉ thì sẽ tạo được tinh bột cho hạt lúa, giúp hạt chắc tới cậy”.
 
 
Hai nhà nông đều nhận định bộ lá đòng có tầm quan trọng rất lớn đối với lúa giai đoạn tạo tinh bột hạt gạo.

Nhận định của đa phần nhà nông đều là lá đòng khỏe và xanh bền bỉ thì sẽ tạo được tinh bột cho hạt lúa. Điều này hoàn toàn trùng khớp với cơ sở khoa học được nêu lên từ GS.TS Nguyễn Bảo Vệ. Theo GS.TS Nguyễn Bảo Vệ: “Bộ lá đòng đóng vai trò rất quan trọng đối với cây lúa và có đến 3 lá tham gia vào quá trình tạo hạt gạo. Nhưng bộ lá đòng thực chất chỉ như một nhà máy và cỗ máy hoạt động chính để tạo được tinh bột lại chính là màu xanh của lá đòng, bà con nên giữ vững màu xanh của lá đòng cho đến khi thu hoạch để những hạt trong cùng không bị lép”.
 
 
Bộ 3 lá đòng là yếu tố quan trọng để cấu thành năng suất

 
Nếu lá đòng suy kiệt sẽ khiến lúa bị lép

Với mật độ sản phẩm trong phân khúc vào gạo hiện nay vô cùng đa dạng nên ở giai đoạn cong trái me bà con sẽ có rất nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, trong số đó cũng có không ít sản phẩm mang tính kích thích gây no giả và đó sẽ là con dao 2 lưỡi tạo nên tác dụng ngược trên mảnh ruộng của bà con. GS. TS Nguyễn Bảo Vệ cho biết thêm: “Đôi khi bà con dùng các loại phân bón, do là một loại muối nên khi dùng sẽ làm tăng khả năng hút nước của hạt lúa, mà khi hạt hút nước nhiều thì theo tiến trình tự nhiên sau một thời gian nước trong hạt sẽ thoát hơi đi, gây ra hiện tượng hạt teo tóp, nứt gãy. Thế nên trong canh tác, tôi nghĩ bà con cần hết sức sáng suốt để lựa chọn những chế phẩm sinh học hoặc chất điều hòa sinh trưởng thực vật có khả năng làm tăng tuổi thọ và duy trì màu xanh của bộ lá đòng để làm tăng lượng đường bột và tăng năng suất thật sự cho cây trồng”.
 
Tóm lại, nếu giữ cho lá đòng xanh bền bỉ thì sự chuyển hóa tinh bột từ lá vào hạt sẽ được duy trì lâu dài, vô gạo liên tục. Khi gạo được tạo liên tục thì những hạt trong cậy sẽ không bị lép, đồng thời do vào tinh bột nên hạt sẽ no chắc thật sự, khi thu hoạch phơi sấy thì lượng hao nhót cũng không đáng kể. Đáp ứng được tất cả những tiêu chuẩn cần thiết, sản phẩm sinh học Lacasoto 4SP của Công ty TNHH TM Tân Thành sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay giúp cho bà con lựa chọn sử dụng ở giai đoạn quan trọng này để cây lúa được vô gạo liên tục, lo gì nhót lúa.
 

 
Lacasoto 4SP – Vô gạo liên tục, lo gì nhót lúa

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm Lacasoto 4SP cũng như kỹ thuật canh tác, quý bà con vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1083 để được tư vấn và hỗ trợ. 

Cần Thơ, ngày 19 tháng 01 năm 2018
 
 
Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22748184 | Online: 7