Tin tức Tân Thành
LƯU Ý ĐẾN DỊCH HẠI TRONG MÙA MƯA
Hiện tại, tình hình thời tiết vẫn phổ biến ở trạng thái mưa dông tập trung về chiều tối, đêm và sáng sớm, ngày nắng gián đoạn. Nói riêng về cây lúa thì có hơn 40% trên tổng diện tích là thời kỳ đẻ nhánh và đòng – trổ. Với những đặc điểm này, bà con cần hết sức lưu ý đến các bệnh hại do nấm và khuẩn gây ra.



 

Đã có không ít ruộng lúa bị nấm khuẩn tổng tấn công làm cây suy yếu, tình trạng phổ biến là bên trên thì đạo ôn và cháy bìa lá, dưới thối gốc nặng nề. Tình hình này kéo dài sẽ khiến năng suất thất thu trầm trọng, ruộng lúa sụp mặt, nếu không có biện pháp phù hợp thì áp lực về chi phí đầu tư là rất cao mà năng suất thu về lại rất thấp.
 



Lúa sụp mặt do nấm bệnh tổng tấn công
 

Nói đến đạo ôn thì có lẽ bệnh hại này không hề xa lạ với mọi nhà nông. Sơ lược lại một vài đặc điểm của dịch hại này thì chúng ta có thể nhắc đến đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông vì hai loại này phổ biến. Trên lá, vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu xanh xám nhạt, rồi lớn dần có hình thoi, nhọn ở 2 đầu với phần giữa rộng và có màu xám tro, xung quanh nâu đậm, phần tiếp giáp với mô khỏe có màu nâu nhạt. Khi bệnh nặng, các vết bệnh sẽ nối liền nhau làm lá lúa bị cháy, ngoài ra tại những nơi nhiễm nặng lúa có thể bị cháy rụi hoàn toàn, bộ rễ bị thối và không có khả năng hồi phục. Với cổ bông, vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu đen tại đoạn cổ giáp với tai lá và lớn dần về sau làm cổ bông khô héo, đồng nghĩa với việc quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá vào hạt bị gián đoạn, bông lúa trắng hoặc lép lửng.
 


 

Về cháy bìa lá, đây là bệnh do vi khuẩn gây ra, nguy hiểm ở đặc điểm làm mất diện tích quang hợp của cây. Vi khuẩn gây bệnh cháy bìa lá sinh sôi và phát triển trong mạch nhựa của cây lúa và xâm nhập qua 2 con đường: khí khổng và vết thương. Khi trên lá có một vết xây xát nào đó thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào và tạo nên vết cháy ở trên phiến lá. Do vậy, thời tiết mưa nắng thất thường như gần đây là một điều kiện vô cùng thuận lợi để cháy bìa lá phát triển. 
 


 

Triệu chứng bệnh thối gốc do vi khuẩn: đầu tiên lúa sẽ bị héo mặc dù màu lá vẫn còn xanh, bẹ mọng nước sau đó từng chồi lúa bị chết vàng, nặng hơn rụi lá từng chòm. Khi dùng tay nhổ nhẹ lên thì chồi bị đứt ngay gốc và ngửi thấy có mùi thối. Giai đoạn lúa đẻ nhánh tối đa là lúc dễ bị chết rụi nhất nếu vi khuẩn tấn công.
 


 

Ngày nay, dịch hại có phần nguy hiểm hơn và cũng xuất hiện ngày càng sớm với nhiều diễn biến phức tạp. Vấn đề này không phải bắt nguồn do 1 hoặc 2 nguyên nhân mà là do rất nhiều yếu tố, điển hình là tần suất canh tác ngày một liên tục hay cách quản lý dịch hại chưa thật sự đúng và đồng loạt, hơn nữa là do sự cực đoan của thời tiết khí hậu. Để có thể quản lý tốt các loại dịch hại nhằm trả lại cho cây lúa một sức khỏe tốt thì việc làm cần thiết là nhà nông phải hiểu rõ về cơ chế gây hại và bình tĩnh xử lý các tình huống một cách đúng đắn, không được vội vàng sử dụng tràn lan các loại thuốc kém chất lượng một cách thiếu khoa học.

Theo lời khuyên từ các nhà khoa học, khi bội nhiễm vi khuẩn và nấm cùng lúc thì cần nhanh chóng rút nước để xả bỏ chất độc, phun thuốc trị vi khuẩn, sau đó thì tiếp tục phun thuốc trị nấm để cắt đứt nguồn bệnh và tránh lây lan. Bà con cũng cần đặc biệt lưu ý đến khâu áp dụng 4 đúng khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để mang lại hiệu quả cao, tối ưu nhất về mặt chi phí đầu tư, tránh những thất thoát không đáng có.

Quý bà con có thể phun kết hợp Plastimula 1SL, Biomycin 40.5WP cùng Tri 75WG hoặc TriO Super 70WP của Công ty TNHH TM Tân Thành để hỗ trợ cây lúa vượt qua áp lực cùng lúc của nấm và khuẩn. Plastimula 1SL là thuốc điều hòa sinh trưởng sinh học (hoàn toàn không phải phân bón lá) nên vẫn sử dụng được ngay cả khi cây bị bệnh và rất cần để giúp sức khỏe cây lúa nhanh chóng phục hồi sau những cú sốc hay áp lực bên ngoài. Sau khi áp dụng giải pháp này thì bà con có thể dễ dàng quan sát thấy sự phục hồi thông qua sự ra rễ của cây lúa, khi ra được rễ mới thì cây sẽ dễ dàng lấy được nguồn dinh dưỡng sau khi khỏi bệnh.
 




 

Áp lực dịch hại là điều không thể tránh khỏi trong canh tác lúa, tuy nhiên mọi vấn đề đều có hướng giải quyết nên nhà nông đừng quá lo lắng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về kỹ thuật và cách quản lý dịch hại, kính mời quý bà con liên hệ tổng đài 1800 1083 để được hỗ trợ.
 

Cần Thơ, ngày 09 tháng 7 năm 2020

Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22594868 | Online: 13