Tin tức Tân Thành
MÙA MƯA CẦN THẬN TRỌNG THÁN THƯ TRÊN XOÀI
Trong những năm gần đây, diện tích cây ăn trái tại Đồng bằng sông Cửu Long dần được mở rộng, với tiềm năng lớn góp phần nâng cao kinh tế của nhà nông. Trong số những loại cây ăn trái gắn bó cùng bà con thì xoài là một điển hình, xoài đa dạng về giống và có sự phân bố rộng khắp ở nhiều địa phương.

Cũng như các loại cây trồng khác, canh tác xoài cũng không thể tránh khỏi sự tấn công của dịch hại, điển hình trong số các bệnh trên xoài thì thán thư có thể xem là đối tượng nguy hiểm. Thán thư gây hại ở hầu hết các bộ phận của cây xoài, từ trên lá, trên cành, trên bông đến các gié bông, thậm chí là quả non lẫn quả già. Có lúc bệnh còn trở thành đại dịch gây thất thu lớn cho các nhà vườn.

Thán thư trên xoài do nấm Colletotrichum gloeosporioidesgây ra, hầu hết các tháng trong năm nấm này đều có khả năng phát sinh và gây hại nhưng đặc biệt là trong mùa mưa. Loại nấm này ưa ẩm và lây lan nhanh nhờ nước nên sẽ phát triển rất nhanh khi trời nóng ẩm, nhất là sau khi mưa hoặc trời lạnh, sáng có nhiều sương. Bệnh thán thư có thể gây hại trên tất cả các bộ phận của cây và mỗi bộ phận sẽ có những triệu chứng điển hình. Các bộ phận bị bệnh của cây rơi xuống đất là nguồn lây nhiễm nguy hiểm khi gặp điều kiện thích hợp.
Đối với lá xoài thì lá non là giai đoạn mẫn cảm nhất với bệnh thán thư. Bệnh biểu hiện đầu tiên từ các đốm đen nhỏ rải rác rồi lớn dần thành những mảng lớn hình tròn hoặc góc cạnh màu nâu tối. Vết bệnh già có màu trắng xám, gây rách, thủng lá và rụng đi, khi bệnh nặng nhiều vết bệnh liên kết với nhau làm cho lá xoài bị vặn vẹo, xoắn cong. Nếu bệnh xuất hiện trên cành non thì biểu hiện sẽ là các đốm bệnh không đều, nếu nặng, các đốm liên kết lại bao quanh cành non gây chết đọt.

   
 

Cũng như lá, khi bệnh xuất hiện trên bông thì bào tử nấm cũng xâm nhập vào các gié non tạo thành những chấm đen nhỏ rải rác trên trục và nhánh bông rồi lớn dần làm cho các bông không nở, không thụ phấn. Khi bệnh nặng sẽ làm bông bị rụng, các gié và cành thối đen, khô héo và chết. 
 


 

Trên trái: Bệnh tấn công làm cuống trái bị thối đen và rụng khi cây ở giai đoạn tạo trái. Lúc có trái non các vết đốm nâu của bệnh thán thư sẽ lan rộng làm cho trái không lớn được hoặc méo mó dị dạng và bệnh nặng có thể gây rụng trái hàng loạt.
 


Đối với thán thư trên xoài bà con nên áp dụng tổng hợp nhiều giải pháp để quản lý hữu hiệu. Trước tiên là vệ sinh vườn bằng cách thu gom lá, cành khô, trái rụng trong vườn và đốt đi để cắt đứt nguồn lây nhiễm nếu có. Sau đó cần dọn sạch cỏ dại giúp vườn thông thoáng và giảm độ ẩm, không còn điều kiện phù hợp cho sự phát triển của nấm bệnh. Tiếp đến là khâu tỉa cànhtỉa cành để vườn thông thoáng, giúp ánh nắng chiếu sáng vào bên trong tán cây, bên cạnh đó tỉa cành còn giúp khống chế chiều cao cây, thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch của bà con. Cần lưu ý là nên hạn chế xử lý ra bông vào mùa mưa vì bệnh thán thư thường xảy ra trong điều kiện ẩm độ cao, do đó nếu bà con thực hiện việc này vào mùa mưa rất dễ thất thu năng suất. Một giải pháp bảo vệ năng suất và chất lượng sản phẩm nữa là khâu bao trái. Bà con có thể thực hiện việc bao trái ngay sau xử lý ra bông hoặc lúc trái xoài đã to như quả trứng, bao trái không chỉ giúp hạn chế sự xâm nhiễm của bệnh thán thư mà còn tránh được nhiều loại côn trùng gây hại.

Biện pháp sử dụng thuốc cũng cần được áp dụng ở thời điểm thù hợp để quản lý tốt thán thư. Cụ thể, khi xoài đang lá, ra bông hay trái bắt đầu phát triển bà con có thể sử dụng bộ đôi “Chubeca 1.8SL và Newtracol 70WP” để quản lý hiệu quả thán thư với liều lượng 240 – 300ml Chubeca 1.8SL kết hợp cùng 300g Newtracol 70WP.
 

    


Thán thư trên xoài sẽ không còn là nỗi lo quá lớn nếu bà con có giải pháp đúng đắn. Mọi thông tin chi tiết về kỹ thuật và cách quản lý dịch hại hiệu quả, kính mời quý bà con liên hệ tổng đài 1800 1083 để được hỗ trợ.

 

Cần Thơ, ngày 04 tháng 6 năm 2020

 
 

 
 

Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22732914 | Online: 21