Bản tin Nông nghiệp
Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (21-28/7)
Tại các tỉnh phía Nam, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá xuất hiện rải rác trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng. 
Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (21-28/7)
 
Tại các tỉnh phía Nam, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá xuất hiện rải rác trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng. 
 
Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (21-28/7)
Cây lúa nhiễm bệnh vàng lùn

1. Trên lúa
a) Các tỉnh phía Bắc

- Ốc bươu vàng tiếp tục gây hại tăng trên mạ, lúa giai đoạn bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh tại khu vực gần ao hồ, đầm. Mức độ hại nhẹ đến trung bình.
- Chuột tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên lúa HT giai đoạn đứng cái - làm đòng, trỗ; lúa mùa giai đoạn đẻ nhánh rộ - đứng cái. Hại nặng tại những địa phương nhiễm chuột nặng từ vụ ĐX.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Tiếp tục theo dõi sâu non khả năng phát sinh trên lúa mùa giai đoạn đẻ đến đứng cái vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 với mức độ hại nhẹ đến trung bình.
- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục theo dõi rầy lứa 4 tiếp tục phát sinh tích lũy mật độ và gây hại trên lúa HT giai đoạn làm đòng - trỗ. Chỉ thực hiện phòng chống cục bộ tại những diện tích có mật độ cao.
- Ngoài ra, theo dõi và phòng chống bệnh khô vằn, bệnh bạc lá... hại lúa HT, mùa sớm.
b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh lem lép thối hạt, bệnh khô vằn... phát sinh gây hại nhẹ trên lúa XH, HT sớm đòng trỗ - chắc xanh.
- Bọ trĩ, sâu keo, dòi đục nõn... phát sinh hại chủ yếu lúa HT giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
- Chuột: Hại cục bộ lúa HT giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng, tập trung vùng ven làng, đồi gò.

c) Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi 1 - 3, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, lúa giai đoạn đòng trỗ, có thể nhiễm nặng cục bộ. Cần thăm đồng thường xuyên, kiểm tra kỹ ruộng lúa, khi đợt rầy cám mới nở rộ tuổi 2 - 3 với mật độ cao, xử lý thật tốt bằng một trong những loại thuốc chống lột xác.
- Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá xuất hiện rải rác trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng. Khi phát hiện, nhổ huỷ cây lúa bị bệnh nếu bị nhiễm nhẹ, nếu bị bệnh nặng các địa phương cần tiến hành trục huỷ, tránh lây lan sang các diện tích khác.
- La HT chính vụ đang bước vào thu hoạch nên bệnh đạo ôn giảm. Trên lúa TĐ - mùa do ảnh hưởng của mưa, bão cần theo dõi phát hiện và khuyến cáo nông dân phòng trừ bệnh đạo ôn lá kịp thời trên lúa giai đoạn đẻ nhánh và phòng ngừa tốt bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh bạc lá ở giai đoạn từ làm đòng đến trỗ.
- Ngoài ra, cũng cần lưu ý ốc bươu vàng, sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh, nhện gié, chuột giai đoạn lúa trỗ - chín.

2. Trên cây trồng khác
Cây ngô: Sâu bệnh tiếp tục gây hại mức độ nhẹ.
Cây sắn: Rệp sáp bột hồng tiếp tục gây hại.
Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục hại.
Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại có xu hướng tăng diện tích nhiễm.
Cây nhãn: Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại ở các tỉnh ĐBSCL.

Theo Cục BVTV
Nguồn: nongnghiep.vn
Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22591208 | Online: 8