Tin tức Tân Thành
RUỘNG LÚA SẼ RA SAO NẾU KHÔNG DIỆT ỐC?
Khi mật số ốc bươu vàng vào khoảng 6 con/m2 thì ruộng lúa sạ sẽ mất trắng chỉ sau 1 ngày 1 đêm. Ốc bươu vàng, đối tượng gây hại đã không còn xa lạ với bà con trong suốt những năm canh tác. Mặc dù không khó để phòng trừ ốc nhưng nếu lơ là hoặc không áp dụng đúng biện pháp ở thời điểm phù hợp thì mức thiệt hại là rất đáng kể. 
 
Vì sao ốc bươu vàng lại trở thành dịch hại nguy hiểm, đe dọa mùa màng? Để thấy được thì trước hết chúng ta phải tìm hiểu về khả năng sinh tồn mãnh liệt của chúng. 
 
Ốc bươu vàng không chỉ sống được dưới nước mà còn ở trên cạn nhờ có khe mang và cơ quan giống phổi. Dù cho điều kiện khô hạn có diễn ra trong nhiều tháng thì chúng vẫn duy trì được sự sống bằng cách đóng nắp và vùi sâu trong đất để ngủ nghỉ, đợi đến thời gian thích hợp thì tiếp tục gây hại. Cụ thể là khi gặp nước chúng sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường chỉ trong một đêm. Ngoài ra, chúng còn sống được trong môi trường ô nhiễm, thiếu oxy nhờ có ống thở. Một số nghiên cứu tại nước ta cho biết rằng ốc bươu vàng ăn khoảng 20 loài thực vật, trong đó có lúa.

         
Ốc bươu vàng có thể sinh tồn và gây hại trong điều kiện bất lợi
 
Ốc bươu vàng sinh sản rất sớm và rất nhiều. Chỉ từ 2 - 3 tháng tuổi là ốc cái đã bắt đầu sinh sản sau 10 đến 18 giờ bắt cặp và đẻ trứng vào khoảng 1 - 2 ngày sau đó. Ốc thường đẻ trứng vào lúc chiều tối đến đêm và nhiều nhất vào ban đêm thành từng ổ. Theo ước tính từ các chuyên gia thì chỉ trong một tháng sinh sản mỗi cá thể ốc cái sẽ cho ra đời hơn 1000 trứng, rồi từ 7 – 15 ngày tiếp theo thì trứng sẽ nở ra và bắt đầu vòng đời, trung bình khoảng 60 ngày.

     
Ốc bươu vàng đẻ rất nhiều trứng ở bất cứ nơi nào cách mặt nước
 
Từ khi chồi lúa non mới hình thành đến khi lúa được 30 ngày tuổi là lúc ốc tấn công mạnh bằng cách cắn ngang thân. Khi mật độ ốc cao có thể làm ruộng mất trắng, phải sạ lại nhiều lần hoặc nhẹ hơn thì ruộng lúa cũng sinh trưởng không đồng đều, gây khó khăn cho việc chăm sóc, làm năng suất lúa bị ảnh hưởng nặng nề. 

 
Nông dân điêu đứng vì ốc bươu vàng gây hại
 
Chính từ những yếu tố trên nên hiện nay ốc bươu vàng là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm, muốn quản lý tốt thì bà con phải áp dụng biện pháp tổng hợp. Sau khi kết thúc mùa vụ, bà con có thể thả vịt vào ruộng để ăn ốc non và trứng ốc hoặc thu lượm ốc trưởng thành để làm thức ăn cho cá. Nên làm đất kỹ, bằng phẳng nhằm tránh chỗ trũng nước và sử dụng giống tốt có tỷ lệ nẩy mầm cao. Thỉnh thoảng nên rút nước ra khỏi ruộng và giữ mực nước thấp 2 - 3 cm để hạn chế ốc di chuyển và cắn phá.

     
Ngoài các biện pháp thủ công, bà con cần kết hợp sử dụng các loại thuốc trừ ốc mang lại hiệu quả cao với chi phí tối ưu như: Helix 15GB có thể sử dụng trước, trong hoặc sau khi sạ lúa, TT Snailta Gold 750WP và Radaz 750WP. 
 
 




 
Đây là các loại thuốc nằm trong danh mục sản phẩm diệt ốc của Công ty Tân Thành, đã được rất nhiều nhà nông tín nhiệm trong suốt thời gian vừa qua. Quý bà con có thể tìm hiểu thông tin chi tiết của sản phẩm bằng cách liên hệ hotline: 1800 1083 để được tư vấn các thông tin cần thiết.

Cần Thơ, ngày 01 tháng 04 năm 2017
 
 
Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22747688 | Online: 9