Tin tức Tân Thành
TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM MẠ
Từ xa xưa, người dân trồng lúa thương phẩm thường gieo mầm lúa trực tiếp xuống ruộng bằng thủ công (sạ tay), sạ hàng, sau đó tiến hành chăm bón theo quy trình canh tác lúa đến khoảng từ 15 đến 18 ngày thì tiến hành chiết mạ để cấy giậm. Những năm gần đây bà con thường làm mạ trước sau đó cấy xuống ruộng để cây lúa khoẻ và cho năng suất cao hơn. 
 
Ngâm ủ lúa giống: Tiếng hành ngâm lúa từ 24-36 giờ lúc ngâm giống nên xử lý Supergen  800WP/ 5SC để ngừa bọ trĩ và rầy, sau đó ủ khoảng 24 giờ để lúa nứt nanh  nên xử lý hạt giống để lúa được lên tốt hơn (khuyến cáo nên xử dụng Plasti xử lý giống để xử giống trước khi gieo để hạt lúa ra mạnh to và khoẻ.).

 
Giải pháp giúp lúa khỏe từ giai đoạn giống
 
Gieo mạ và chăm sóc: Gieo mạ theo tỷ lệ vừa phải không quá dày cũng không quá thưa. Khi gieo lúa xong dùng thêm mùn dừa phủ lên líp xong dùng lưới cước đậy lại. Tưới nước thường xuyên 2 lần/ngày. Tưới  phân DAP pha loãng lúc mạ được 5-6 ngày tuổi, có thể xịt thêm phân bón lá 1-2 lần.
 
Cấy mạ: Trước khi cấy mạ xuống ruộng cần xử lý ốc trước, khuyến cáo nên phun xịt TT Snailtagold 750 WP và giữ nước từ 3-5 cm trong vòng 24h . Nếu ruộng còn ốc thì sử dụng Helix 15GB rải thêm. Lúc mạ 10-12 ngày tuổi có thể mang ra đồng cấy, không để mạ quá 15 ngày tuổi vì mạ sẽ yếu do thiếu dinh dưỡng.
 
Nếu lo lắng về cỏ dại trên ruộng có thể  xử lý thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Windup 500EC  từ 0 – 4 ngày sau xạ. Ngoài ra trong quá trình lúa sinh trưởng nếu ruộng có cỏ bà con có thể phun Topco 200EC hoặc Push 330EC để hạn chế sự phát triển các loại cỏ gây hại, đặc biệt Push 330EC còn đặc trị thêm nhóm cỏ hòa bản và lá rộng. Sau đây là một số phương pháp gieo mạ được bà con nông dân thường áp dụng
1. Phương pháp gieo mạ trên nền đất cứng


 
Khi thực hiện phương pháp này bà con nông dân tranh thủ được thời vụ do không phải gieo mạ dưới ruộng nên đồng ruộng có thời gian cày xới, vệ sinh đồng ruộng và có thời gian để chất hữu cơ phân hủy. Khi sử dụng thuốc trừ cỏ và thuốc diệt ốc cũng hiệu quả hơn.
 
Khi cấy mạ cây lúa ít bị mất sức hơn cấy mạ gieo dưới ruộng nên cây lúa khỏe hơn từ đó chống chịu tốt hơn trong những điều kiện bất lợi như thời tiết, sâu bệnh… Khi cấy mạ dễ cấy hơn cấy mạ gieo dưới nước, nên công cấy có thể dễ huy động hơn. Năng suất cao hơn gieo sạ thông thường trung bình từ 10-20%. Phương pháp này thường được bà con áp dụng để sản xuất lúa giống.
 
Chuẩn bị nền gieo mạ: Sân phơi lúa (sân đất, sân gạch), vỉa hè, bờ đê…nhưng phải bảo đảm thoát nước tốt.
 
Dùng bạt nylon hay lá chuối trải lên mặt đất, dùng cây gỗ hay gạch hoặc đấp đất xung quanh phần lô mạ. Rải lên bao nylon lớp đất nhuyễn + tro trấu + phân hữu cơ hoai mục, và bang cho bằng mặt, độ dầy lớp đất khảng 1-2cm.


Gieo sạ và chăm sóc: Hạt giống  ngâm-ủ nẩy mầm (nứt nanh) và được gieo - rải đều trên mặt líp. Gieo xong, phủ tro trấu lên mặt líp mạ. Cung cấp nước cho mạ sau khi gieo 3 ngày và giữ mức nước ngập thích hợp từng tuổi mạ (khoảng 2-3cm). Tuổi mạ lúc 12 ngày, cây mạ có khoảng 1-2 chồi ngạnh trê và nhổ cấy rất thích hợp.


 
Ngoài ra còn có phương pháp gieo mạ trên nền khô che phủ nylon. Lúa giống rắc đều lên mặt luống phẳng đã tưới đủ ẩm. Rắc lên hạt thóc giống một lớp đất dày 1cm (đất màu mỡ, mịn), dùng bình bơm nước phun ướt đều mặt luống sau đó đậy nylon lại, khoảng 2 đến 3 ngày tưới 1 lần.
 
2. Phương pháp làm mạ dược
 
 
Gieo sạ và chăm sóc: Trước khi gieo sạ cần tiến hành rút cạn nước, vét rãnh. Khi gieo mạ cần ném ngửa tay, tránh hạt giống bị chìm quá sâu trong bùn – gieo cho hạt giống đều trên mặt ruộng. Cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho mạ (tương tự 2 phương pháp trên).
 
Chú ý: Mạ nhổ đến đâu cấy ngay đến đó, tránh để mạ qua đêm, cấy nông tay, mật độ cấy vừa phải.
 
Khuyến cáo: Thâm canh mạ dược chỉ cấy cho các chân ruộng thấp, vàn thấp, khó tiêu úng kịp thời khi gặp mưa lớn kéo dài.
3. Phương pháp gieo mạ khay (mạ nén)
 

 
Chuẩn bị nền gieo mạ: Sử dụng ruộng cấy hoặc ruộng chuyển mạ, cày bừa kỹ và chia đất ra thành từng luống mạ rộng 1,2m vừa 2 hàng khay theo chiều ngang. 
 
- Đối với ruộng ướt: Bà con đặt khay lên luống sao cho các mép khay sát lại nhau. Sau đó, ta dìm khay xuống luống mạ để bùn loãng chảy vào đầy lỗ.
 
- Đối với ruộng khô, nền đất cứng: đầu tiên rải 1 lớp bùn loãng, cán mỏng bùn (1-2cm) lên mặt luống, sau đó đặt khay lên lớp bùn loãng này sao cho các mép khay sát lại nhau.  Đổ bùn loãng vào đầy các lỗ và dùng chổi tre hay bẹ chuối gạt trên mặt để bùn xuống hết lỗ.
 
Lưu ý: không cần tưới thêm bùn vào lỗ, sẽ khiến rễ mạ mọc lan sang các lỗ xung quanh, khó ném mạ sau này. Không cần thêm phân bón.
 
Khâu gieo mạ và cấy mạ: Cho mộng lúa vào khay, với 1kg mộng lúa làm mạ cho vào khoảng 25 khay mạ. Tạo vòm tre, phủ bạt nylon để che mưa, nắng, tránh rét hoặc phòng trừ sâu, chuột, chim, các mầm bệnh gây hại. Khi mạ được 2,3-5 lá thì vén nylon cho mạ thích nghi với môi trường bên ngoài, sau 3 ngày thì đem mạ đi ném. Ruộng để ném mạ, bà con cân cày bữa kĩ bón các loại phân bón, trang phẳng, lượng nước trong ruộng chỉ để dưới 3cm để mạ dễ ngồi. Khi cấy mạ xong bà con chăm sóc bình thường như các phương pháp khác.  
 
Đây là phương pháp gieo mạ tiến bộ nhất, các khóm mạ bám nông trên mặt ruộng nên rễ đủ ôxi để phát triển mạnh, cây lúa đẻ nhánh sớm, rút ngắn thời vụ từ 5 đến 10 ngày và tăng năng suất 10-15% so với các phương pháp gieo mạ khác.
 
4. Phương pháp gieo mạ khay cấy máy.
 


 
Gieo mạ: Cho vào khay hỗn hợp đất đã chuẩn bị sẵn để gieo mạ (tro trấu, đất nhuyễn, mạt cưa,..), gạt phẳng với độ dầy 1,5 - 2cm. Xếp các khay thành hàng trên mặt sân, tưới thật đẫm nước rồi tiến hành gieo hạt, gieo dầy, gieo đi gieo lại cho đều và gieo cả các mép khay. Gieo xong tưới nước lại một lần nữa rồi phủ kín hạt bằng lớp đất bột. Sau đó, có thể chồng các khay lên nhau và phủ nylon giữ ấm để giúp mạ nhanh mọc. Khi mạ mũi chông, rải các khay ra nền phẳng, chăm sóc như mạ nền cứng thông thường.
 
 Chú ý: đối với mạ khay, sau khi phủ đất kín hạt, tuyệt đối không được tưới nước ngay, nước sẽ làm dí đất, cây mạ mọc chậm, sinh trưởng kém.
 
 
Cấy lúa ra ruộng:  Để cấy máy thuận lợi, ruộng cần làm bằng phẳng, tốt nhất là làm trước khi cấy từ 3-4 ngày, mực nước sền sệt, cây mạ sẽ thẳng hàng và không bị nghiêng, đổ. 
 
Chú ý: Làm mạ khay ngoài cấy máy còn dùng để cấy tay cũng rất hiệu quả nhất là những vùng thiếu quỹ đất gieo mạ, vừa giảm diện tích gieo mạ, vừa dễ chăm sóc, thuận lợi che phủ khi trời rét đậm. 
 
Cần Thơ, ngày 22 tháng 10 năm 2016
 
 
Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22788111 | Online: 43