Sự kiện sức mạnh sinh học
VIẾT VỀ SỨC MẠNH CÁC SẢN PHẨM SINH HỌC - TẬP 1 : THUỐC SINH HỌC PLASTIMULA 1SL ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ GIÚP TIẾT GIẢM 20% PHÂN BÓN SỬ DỤNG CHO CÂY LÚA
I. GIỚI THIỆU
Đầu tư phân bón cho lúa là cần thiết để tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, trong  thực tế sản xuất không phải nơi nào nông dân cũng bón phân cân đối cho cây lúa. 
Nhiều nơi nông dân bón quá nhiều, sinh ra thừa và lãng phí, có nơi lại bón thiếu, không đủ nên không phát huy được năng suất của giống. Trong các chương trình mục tiêu quốc gia như ‘3 giảm 3 tăng’ và ‘1 phải 5 giảm’ cũng đặt phân bón là muc tiêu cần được chú trọng hàng đầu. Để trồng lúa có năng suất và có hiệu quả kinh tế cần đầu tư phân bón đúng, đủ và áp dụng bón phân theo nhu cầu dinh dưỡng của cây. Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, lúa có 2 thời kỳ khủng hoảng N, thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng. Tuy nhiên, khi bón N vào đất cho lúa tùy theo điều kiện thời tiết và loại đất, cây lúa chỉ sử dụng được 40% lượng N, 20% N do đất giữ chặt và 40% N bị rửa trôi và bốc hơi. Chỉ khoảng một phần ba lượng phân N bón vào được cây lúa hấp thu và một phần ba còn lại nằm trong đất không được cây trồng sử dụng (Buresh et al., 2008). Bên cạnh bón phân đúng thời điểm và nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa, cần phải có tác động giúp cây lúa tăng trưởng khỏe mạnh, tăng sức hấp thu, sử dụng hiệu quả phân bón để giảm thải thất thoát, giúp tiết giảm lượng phân bón sử dụng cho lúa. Đó là các mục tiêu đặt ra cần hướng giải quyết trong thời gian tới góp phần gia tăng năng suất, giảm chi phí đầu tư trong canh tác lúa nước.
 
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA PLASTIMULA 1SL TRONG ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG CÂY LÚA VÀ TIẾT GIẢM 20% TỔNG LƯỢNG PHÂN BÓN SỬ DỤNG
 
Số lượng rễ ở nghiệm thức có trộn giống với Plastimula 1SL đều cao hơn so với 2 nghiệm thức không xử lý Plastimula 1SL, qua đó ghi nhận Plastimula 1SL xử lý áo hạt giống có kích thích sự phát triển bộ rễ lúa giai đoạn 10-20 ngày sau sạ (Bảng 2.1).
 
Bảng 2.1 Số lượng rễ lúa ở các thời điểm quan sát ở các nghiệm thức giảm phân bón và tác động Plastimula 1SL khác nhau
 

 
Giảm 20% lượng phân bón (so với chuẩn 100-40-30 kg N-P-K/ha) kết hợp với xử lý hạt giống bằng Plastimula 1SL (20ml/10kg hạt giống) và phun Plastimula 1SL (20ml/16L) giai đoạn lúa 15-45 ngày tuổi có số dảnh hữu hiệu/m2 không khác biệt thống kê so với đối chứng  bón 100 kgN/ha- 40 kgP2O5/ha – 30 kgK2O/ha (Bảng 2.2). Qua đó cho thấy, Plastimula 1SL xử lý hạt giống và kết hợp phun lá giúp tiết giảm được 20% lượng phân bón.
 
Bảng 2.2: Số dảnh hữu hiệu/m2 (lúa trổ đều) ở các nghiệm thức phân bón khác nhau và có tác động xử lý Plastimula 1SL
 
 
 
Qua kết quả Bảng 2.3 cho thấy, khi gia giảm phân bón 20% 80 kgN/ha- 32 kgP2O5/ha – 24 kgK2O/ha  và có sự tác động kết hợp xử lý áo hạt và phun lá với Plastimula 1SL vẫn duy trì và đảm bảo được năng suất lúa so với không gia giảm phân bón. 
 
Bảng 2.3: Số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc (%), trọng lượng 1000 hạt (g), năng suất (tấn/ha) ở các nghiệm thức lượng phân bón khác nhau và có tác động bằng Plastimula 1SL 
 
 
III. KẾT LUẬN
 
Xử lý hạt lúa giống với thuốc tăng trưởng sinh học Plastimula 1SL (200ml/100kg hạt giống) có tác dụng kích thích sự tăng trưởng cây lúa cụ thể là gia tăng sự phát triển bộ rễ lúa giúp gia tăng hiệu quả hấp thu phân bón góp phần tiết giảm phân bón giai đoạn đầu. Plastimula 1SL phun trên lúa giai đoạn 15-20 ngày và 35-40 ngày sau sạ giúp lúa đẻ nhánh mạnh, chồi khỏe, tăng số chồi hữu hiệu, rễ phát triển mạnh và nhiều giúp hấp thu phân bón tốt để cung cấp dinh dưỡng kích thích đòng lúa phát triển to khỏe, tăng số hạt trên bông. Plastimula 1SL khi được xử lý trộn giống (200ml/100kg hạt giống) vừa phun (20ml/16 lít) 2 lần giai đoạn 15 và 45 ngày sẽ giúp giảm 20% tổng lượng phân bón (so với chuẩn 100-40-30 kg N-P-K/ha) cho cả vụ lúa.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
Buresh  R.J.,  K.R.  Reddy,  and  C.  van  Kessel.  2008.  Nitrogen transformations  in  submerged  soils.  p.  401–436.  In  J.S.  Schepers, and  W.R.  Raun  (ed.)  Nitrogen  in  agricultural  systems.  Agronomy Monograph 49. ASA, CSSA, and SSSA, Madison, WI. (USA).
Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, 2008. Báo cáo kết quả đánh giá khảo nghiệm ảnh hưởng của thuốc Plastimula 1SL đến sự sinh trưởng và sức đề kháng của cây lúa đối với bệnh vàng lùn do virus (Rice Ragged stunt virus, Rice Grassay stunt virus).
 Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, 2009. Báo cáo kết quả khảo nghiệm khả năng kích thích sinh trưởng của thuốc sinh học Plastimula 1SL trong điều kiện giảm 20% tổng lượng phân bón.
 
Cần thơ, ngày 18 tháng 09 năm 2014
 
Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22743414 | Online: 27